Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Ho tro truc tuyen
Webmaster

Ho tro truc tuyen
Bất động sản

Ho tro truc tuyen
VLXD - TTBNT

Ho tro truc tuyen
Dịch vụ Tài chính

Ho tro truc tuyen
Du lịch-Khách sạn


VLXD - TTBNT: (84-8) 38633036
Bất động sản : (84-8) 38633037
Dịch vụ Tài chính: (84-8) 38633040
Dịch vụ Ôtô: (84-8) 38622684
Du lịch-Khách sạn: (84-8) 38633041
  • Giá vàng
  • Tỷ giá
Chứng khoán: HNX | HOSE
Quảng cáo
Tin Thị trường Tài chính

Bức tranh tối của kinh tế thế giới tháng 8(03/09/2011)

Tháng 8 vừa qua là thời điểm đầy biến động của thị trường tài chính thế giới. Từ thị trường vàng đến việc kinh tế đang tiến đến bờ vực suy thoái, tất cả đều tạo nên sóng gió đối với nhà đầu tư toàn cầu.

Tình hình kinh tế thế giới tháng 8 gây nhiều sóng gió với nhà đầu tư toàn cầu.

1. Thị trường vàng đầy sóng gió

Thị trường vàng Quốc tế đã có một tháng giao dịch đầy biến động. Tính chung cả tháng 8, giá vàng quốc tế đã tăng 12%, tháng tăng cao nhất kể từ tháng 11/2009 tới nay.

Thị trường vàng quốc tế đã có một tháng giao dịch đầy biến động

Trong tuần đầu tháng 8, bất chấp Tổng thống Mỹ Obama đã ký thông qua dự luật về giới hạn nợ công, giới đầu tư vẫn có nhiều lý do đổ xô mua vàng, đẩy giá lên kỷ lục 1.660 USD một ounce, tương đương hơn 41 triệu đồng một lượng. Tin tức từ Mỹ vẫn là động lực chính đẩy giá vàng đi lên. Vào giờ phút cuối cùng của ngày 2/8, sau khi đạt được đồng thuận của cả hai viện trong Quốc hội, Tổng thống Mỹ Obama đã ký thông qua dự luật cho phép nâng giới hạn vay nợ quốc gia thêm 2.400 tỷ USD. Tuy nhiên, diễn biến này không giúp xua tan nỗi lo của nhà đầu tư về sức khỏe nền kinh tế số một thế giới.

Sau khi Mỹ bị S&P hạ xếp hạng tín nhiệm nợ, những tuần kế tiếp đó, cộng thêm nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có diễn biến xấu đi, giá vàng trên thị trường thế giới cũng liên tiếp lập kỷ lục. Lo ngại thị trường sẽ rơi vào vòng xoáy bấn loạn mới, giới đầu tư tháo chạy khỏi các kênh mang tính rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu, đồng đôla và lao đến những nơi họ cho là an toàn, hoặc chí ít là kém rủi ro hơn như vàng và các kim loại quý khác, khiến giá vàng tăng vọt, lên trên 1.700 USD/ounce, thậm chí chạm mức gần 1.780 USD trong ngày 9/8.

Ngoài ra, tin đồn về việc Pháp sẽ nối gót Mỹ rớt hạng tín nhiệm cộng thêm công bố Cục Dự trữ liên bang Mỹ cũng tuyên bố duy trì lãi suất siêu thấp (0%-0,25%) đến giữa năm 2013 nhằm kích thích sản xuất đã đẩy giới đầu tư đi tìm kiếm một kênh hiệu quả và an toàn hơn mà vàng được xem là câu trả lời khả dĩ nhất. Chính lập luận này đã khiến giới đầu cơ đổ xô đi mua vàng khiến giá kim loại quý này lập đỉnh cao mới.

Mức giá kỷ lục của vàng được xác lập hôm 23/8 lên trên 1.900 USD/ounce, nhưng chỉ trong hai ngày sau đó, giá vàng loại này đã trượt gần 6%, mức giảm theo ngày thảm hại nhất kể từ tháng 3/2008 tới nay.

2. Thị trường chứng khoán náo loạn

Đầu tháng 8, việc Mỹ đạt được thỏa thuận nâng mức trần nợ công, đã ngay lập tức giải tỏa áp lực trên các thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại, tiếp đà sinh khí cho thị trường châu Á.

Hãng xếp hạng Standard & Poor tước điểm ưu AAA của Mỹ đã giáng thêm một đòn vào tâm lý đã quá bi quan của giới đầu tư.

Tuy nhiên, chưa kịp hồi sinh sau khi nguy cơ Mỹ vỡ nợ bị đẩy lùi, việc hãng xếp hạng Standard & Poor's tước điểm ưu AAA của Mỹ đã giáng thêm một đòn vào tâm lý đã quá bi quan của giới đầu tư, và sớm vẽ ra cảnh hỗn loạn của thị trường tài chính toàn cầu đầu tuần này, động thái trên đã khiến thị trường tài chính thế giới càng thêm bấn loạn. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt xuống dốc, và gây ra cơn hoảng loạn chưa từng có trong giới đầu tư cổ phiếu thế giới. Sau hai ngày, hàng nghìn tỷ đôla đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán thế giới, các chỉ số rớt điểm hàng loạt.

Tiếp đó, những tin đồn về việc Pháp có thể là nước tiếp theo bị mất định mức tín nhiệm AAA, cộng thêm thông tin nhà băng Societe Generale của Pháp đang bị cáo buộc đang có vấn đề lớn về tài chính, dẫn đến làn sóng tháo chạy sang vàng tiếp diễn, kéo chứng khoán thế giới đồng loạt tụt dốc không phanh. Thêm nữa, kết quả đáng thất vọng của cuộc họp khẩn giữa tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu ngân hàng châu Âu.

3. Kinh tế toàn cầu trước bờ vực suy thoái

Nền kinh tế lớn nhất thứ 3 thế giới, Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề sau thảm họa động đất - sóng thần từ hồi tháng 3.

Tăng trưởng sản xuất và thị trường bất động sản ảm đạm tại Mỹ, cộng thêm việc nước này bị rớt hạng tín dụng, dấy lên mối lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giới phân tích đua nhau đưa ra dự báo về khả năng suy thoái kép trở thành sự thật mà theo Morgan Stanley và Bank of America Merrill Lynch khả năng này là 30%. Cụ thể hơn, 2 nền kinh tế là Mỹ và châu Âu “đang ở rất gần suy thoái”.

Tình hình xuống dốc của kinh tế châu Âu và khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này cũng khiến giới đầu tư hết sức lo ngại với tăng trưởng sụt giảm nghiêm trọng tại các nền kinh tế lớn châu Âu như Đức, Pháp. Đặc biệt, kinh tế Pháp đang phải đối mặt với thâm ngân sách nghiêm trọng. Các nước chịu ảnh hưởng nặng nề do những khoản nợ của Hy lạp và các nền kinh tế châu Âu đang suy yếu khác cũng phải dựa vào những khoản nợ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bởi các ngân hàng tư nhân tỏ ý không muốn giúp đỡ họ.

Tại châu Á, tình hình cũng không mấy khả quan. Kim ngạch xuất khẩu tại Nhật, Trung Quốc đều sụt giảm nhiều tháng liên tiếp. Đặc biệt, nền kinh tế lớn nhất thứ 3 thế giới, Nhật Bản, cũng chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề do thảm họa động đất - sóng thần từ hồi tháng 3. Tại Ấn Độ, GDP quý I/2011 ở mức nhất nhất trong 5 quý do sự suy yếu của hoạt động tiêu dùng và đầu tư.

Tình hình tại Singapore thậm chí còn ảm đạm hơn khi tổng sản phẩm quốc nội sụt tới 6,5% trong quý II. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, Hong Kong cũng đang tiến dần vào cơn lốc suy thoái với thị trường nhà đất đang nguội dần. Singapore cũng phát đi thông tin u ám khi tăng trưởng kinh tế nước này giảm mạnh trong quý II, và khủng hoảng nợ châu Âu căng thẳng hơn đã khiến triển vọng tăng trưởng của kinh tế Singapore trở nên u ám hơn.

Thêm nữa, việc Mỹ, Nhật liên tiếp bị hạ xếp hạng tín dụng cũng là những tín hiệu đáng lo ngại về việc cơn suy thoái khởi nguồn từ những nền kinh tế đầu sỏ thế giới. Tình hình kinh tế ảm đạm ở cả các nền kinh tế hàng đầu thế giới lẫn những thị trường mới nổi là dấu hiệu cho thấy cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu đang tới gần.

Tuyến Nguyễn - Tạ Linh (tổng hợp)

Nguồn: Vnexpress.net

Gởi giới thiệu   In bài viết   Lưu tin

Tin cùng chuyên mục

Đang online: 3
Tổng truy cập: 1,740,627
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN THIÊN THANH
Trụ sở: 90 Đường số 3, Cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Tp.HCM.
Văn phòng Giao dịch : 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, Tp.HCM.
Điện thoại: (84 8).3863 3036 - ... - 3863 3046 (10 lines)    Fax: (84 8).3863 3035
Design by Vision Co Ltd
WebForm_DoCallback('__Page',null,null,null,null,true)